Bài tuyên truyền Cải cách thủ tục hành chính

Đăng lúc: 11:03:00 08/11/2021 (GMT+7)

Nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của tập thể lãnh đạo, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, của cán bộ, công chức trong cơ quan hành chính nhà nước các cấp và nhân dân về ý nghĩa, mục tiêu, tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính, văn hóa công vụ, quy tắc ứng xử của công chức; thực hiện có hiệu quả cơ chế một cửa, một cửa liên thông theo hướng văn minh, hiện đại. Tăng cường sự tham gia của người dân, doanh nghiệp và tổ chức xã hội trong việc thực hiện cải cách hành chính; khuyến khích người dân, tổ chức và doanh nghiệp tích cực sử dụng các dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ bưu chính công ích và giám sát các hoạt động thực thi công vụ, kết quả thực hiện của địa phương. UBND thị trấn triển khai các nhiệm vụ cải cách hành chính gồm:

                 1. Cải cách thể chế

a. Tiếp tục  đổi mới, nâng cao chất lượng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, kiểm soát cht chẽ việc thực hiện quy trình xây dựng, ban hành văn bản, đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, đồng bộ và khả thi, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

b. Nâng cao chất lượng kiểm tra, rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính do cơ quan hành chính từ huyện đến xã ban hành, kịp thời kiến nghị sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ các văn bản trái pháp luật, không còn phù hợp với tình hình thực tếtheo quy định của pháp luật.

c. Triển khai thi hành pháp luật và tăng cường theo i, kiểm tra việc thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước trong công tác tổ chức thi hành pháp luật của địa phương, đảm bảo việc thực hiện có hiệu quả và xuyên suốt.

2. Cải cách thủ tục hành chính ( TTHC)

a. Đẩy mạnh việc giải quyết TTHC trên môi trường điện tử; thực hiện đầy đủ, kịp thời việc cập nhật và niêm yết công khai các TTHC theo quy định; tiếp tục rà soát, đơn giản hóa và kiến nghị đơn giản hóa theo thẩm quyền các TTHC để tạo môi trường thuận lợi cho cá nhân, tổ chức trong quá trình giải quyết TTHC và nâng cao tính công khai, minh bạch, rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí.

b. Kiện toàn, đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Bộ phận một cửa nhằm cải thiện chất lượng giải quyết TTHC cho người dân, tổ chức theo cơ chế một cửa, một của liên thông; tăng cường thực hiện tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 và dịch vụ bưu chính công ích.

c. Tăng tính liên thông trong giải quyết TTHC

- Rà soát, đưa 100% TTHC thực hiện liên thông theo quy định

- Hoàn thiện các quy trình thủ tục hành chính liên thông theo tiêu chuẩn ISO, đảm bảo rõ thời gian, trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị, bộ phận trong từng bước của quy trình giải quyết TTHC; đảm bảo cắt giảm đáng kể thời gian và giảm số lần đi lại cho người dân, tổ chức khi giải quyết TTHC liên thông.

- Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan ngành dọc và cơ quan chuyên môn trong giải quyết TTHC.

d. Thực hiện  nghiêm việc công khai kết quả giải quyết TTHC, công khai xin lỗi trong giải quyết TTHC; mở rộng các hình thức tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức đối với quy định, thủ tục hành chính, chú trọng hơn nữa các kênh thông tin trực tuyến.

3. Cải cách tổ chức bộ máy

a. Tiếp tục tập trung rà soát, sắp xếp, tinh gọn bộ máy tổ chức trên địa bàn theo quy định, khắc phục triệt để sự trùng lắp, chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, gắn kết chặt chẽ với chính sách tinh giản biên chế.

b. Khảo sát, đánh giá mức độ hài lòng của người dân, tổ chức đối với việc giải quyết thủ tục hành chính của các công chức chuyên môn thuộc UBND thị trấn.

c. Kiểm tra đánh giá tình hình tổ chức và hoạt động của cán bộ, công chức chuyên môn.

4. Cải cách công vụ

a. Cơ cấu, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, công chức theo vị trí việc làm, khung năng lực. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý cán bộ, công chức.

b. Nâng cao trách nhiệm, đạo đức công vụ, siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính trong chỉ đạo, điều hành và thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm.

c. Đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng nhằm, cập nhật kiến thức cho cán bộ, công chức, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao năng suất lao động, hiệu quả quản lý nhà nước.

đ. Đổi mới phương pháp, quy trình đánh giá, phân loại cán bộ công chức theo Nghị định số 90/2020/NĐ-CP ngày 13/8/2020 của Chính phủ.

5. Cải cách tài chính công

a. Thực hiện các quy định về đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách cho cơ quan, đơn vị gắn với nhiệm vụ được giao và sản phẩm đầu ra.

b. Sửa đổi, bổ sung quy định về thực hiện cơ chế khoán kinh phí quản lý hành chính, đáp ứng yêu cầu thực tiễn và cụ thể hóa các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

c. Xây dựng định mức khoán chi thường xuyên phù hợp với điều kiện, tình hình của địa phương; lập dự toán kinh phí, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước, các văn bản hướng dẫn thi hành và quy chế chi tiêu nội bộ.

6. Xây dựng và phát triển chính quyền điện tử

a. Triển khai có hiệu quả Kế hoạch số 121/KH-UBND ngày 11/11/2020 về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động các cơ quan nhà nước giai đoạn 2021-2025 của UBND huyện Hoằng Hóa; Kế hoạch số 122/KH-UBND ngày 11/11/2020 về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước huyện Hoằng Hóa năm 2021.

b. Phát triển hệ thống quản lý văn bản và điều hành, bảo đảm kết nối liên thông trao đổi văn bản điện tử giữa các cấp chính quyền. Tăng cường chỉ đạo, điều hành, xử lý công việc của cơ quan hành chính trên môi trường số, tổ chức họp, hội nghị bằng hình thức trực tuyến, không giấy tờ.

c. Tiếp tục  triển khai có hiệu quả dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4, đẩy mạnh việc thực hiện tiếp nhận và trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích.

d. Thực hiện tốt việc duy trì, cải tiến Hệ thống  quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008  và thực hiện chuyển đổi hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 sang ISO 9001:2015 theo kế hoạch của UBND tỉnh.

7. Công tác chỉ đạo, điều nh, tuyên truyền về cải cách hành chính

a. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, công tác chỉ đạo, điều hành tạo sự thống nhất quyết tâm cao giữa cấp ủy đảng, chính quyền trong việc lãnh, chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện kế hoạch cải cách hành chính, xác định rõ trách nhiệm người đứng đầu trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính.

b. Đổi mới cách thức, đa dạng hoá nội dung tuyên truyền về CCHC, trong đó tập trung đến công khai, minh bạch, cắt giảm thời gian trong TTHC, dịch vụ công mức độ 3, 4, tiếp nhận và trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích. Thực hiện đa dạng hoá hình thức tuyên truyền về cải cách hành chính bằng các hình thức: kết hợp tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh và lồng ghép c nội dung tại c hội nghị cán bộ công chức, hội cán bộ công chức mở rộng….Duy trì việc đưa nội dung, thông tin về tình hình triển khai, kết quả cải cách hành chính trong các phiên họp của UBND thị trấn.

c. Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra CCHC, phát huy vai trò của MTTQ và các tầng lớp nhân dan trong giám sát thực hiện công tác CCHC.

d. Tổ chức đánh giá, chấm điểm để xác định chỉ số CCHC của cán bộ, công chức chuyên môn UBND nhằm đánh giá thực chất, khách quan, chính xác kết quả thực hiện nhiệm vụ CCHC của cơ quan, đơn vị gắn với công tác thi đua, khen thưởng và đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ.